Trong quá trình thành lập và hoạt động, các doanh nghiệp đều cần đăng ký các ngành nghề kinh doanh của mình theo quy định của pháp luật. Đối với các ngành nghề thông thường, khi đăng ký các doanh nghiệp chỉ cần tiến hành đúng và đầy đủ thủ tục đăng ký với Sở kế hoặc và Đầu tư là đã có thể đi vào hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, vẫn có những ngành nghề kinh doanh yêu cầu cần đáp ứng đủ điều kiện theo quy định riêng của từng ngành thì mới có thể đăng ký kinh doanh hợp pháp. Đó chính là Ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Theo Luật đầu tư năm 2014, danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện được liệt kê tại phụ lục 4.
Từ ngày 01/01/2017, danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện sau khi bãi bỏ một số ngành nghề kinh doanh thì chỉ còn 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện so với danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện như trước đây.
Để thuận tiện cho việc ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các ngành nghề kinh doanh được mã hóa theo ngành cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, trừ những ngành, nghề cấm kinh doanh.
Việc mã hóa và ghi ngành, nghề đăng ký kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ý nghĩa trong công tác thống kê.
Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
Để giúp đỡ khách hàng giải quyết những khó khăn trong quá trình thành lập, Luật Nguyễn Hà đưa ra dịch vụ tư vấn cho khách hàng trong quá trình thành lập, đồng thời đại diện cho khách hàng soạn thảo hồ sơ thành lập, thực hiện các thủ tục tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đảm bảo nhanh chóng và chính xác nhất.
Để khách hàng có thể xem xét ngành nghề dự định kinh doanh có thuộc các trường hợp cấm kinh doanh hay kinh doanh có điều kiện, Luật Nguyễn Hà đưa ra bảng mã ngành nghề kinh doanh có điều kiện và không có điều kiện của một số ngành nghề làm ví dụ tham khảo.
Để được hỗ trợ chi tiết hơn, quý khách hàng vui lòng liên hệ số tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6590 để được đội ngũ luật sư của chúng tôi hỗ trợ.
Bảng mã ngành nghề kinh doanh không điều kiện:
STT | Bảng mã ngành nghề kinh doanh không điều kiện | Mã ngành |
1 | Nuôi trồng thuỷ sản biển | 0321 |
2 | Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt | 1010 |
3 | Chế biến và bảo quản rau quả | 1030 |
4 | Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật | 1040 |
5 | Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa | 1050 |
6 | May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) | 1410 |
7 | Sản xuất sản phẩm từ da lông thú | 1420 |
8 | Sản xuất giày dép | 1520 |
9 | Sản xuất sắt, thép, gang | 2410 |
10 | Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt và đường bộ | 5221 |
11 | Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không | 5223 |
Bảng mã ngành nghề kinh doanh có điều kiện:
STT | Bảng mã ngành nghề kinh doanh có điều kiện | Mã ngành |
1 | Hoạt động pháp luật | 6910 |
2 | Hoạt động tư vấn quản lý | 7020 |
3 | Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan | 7110 |
4 | Hoạt động công chứng và chứng thực | 69102 |
5 | Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê | 6810 |
6 | Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất | 6820 |
Trên đây là ví dụ một số bảng mã ngành nghề kinh doanh có điều kiện và không có điều kiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật đầu tư năm 2014 và các văn bản pháp luật liên quan.
Để tìm hiểu rõ hơn về các ngành nghề, khách hàng có thể liên hệ tới Tổng đài 1900.6590 phím số 4 để gặp Luật sư tư vấn về lĩnh vực doanh nghiệp.
Trân trọng cảm ơn !