Căn cứ xác lập quyền sở hữu theo quy định? Vấn đề về chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai.

Nội dung câu hỏi:

Theo quy định Bộ luật dân sự năm 2015 thì căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản bao gồm những căn cứ nào?

Luật sư tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Bộ phận tư vấn pháp luật của công ty Luật Nguyễn Hà. Với thắc mắc của bạn, công ty chúng tôi xin đưa ra nội dung tư vấn như sau:

Quyền sở hữu tài sản là quyền chủ quan của cá nhân, tổ chức đối với tài sản của mình. Quyền sở hữu tài sản bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản.

Theo quy định Điều 221 của Bộ luật dân sự năm 2015 quyền sở hữu tài sản được xác lập dựa vào những căn cứ sau:

+ Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

Chủ sở hữu có quyền xác lập quyền sở hữu đối với những tài sản do mình lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp tạo ra, do mình sử dụng trí tuệ để tạo ra đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ. Ví dụ như: Mình sáng tác một bài hát, hoặc một bài thơ thì mình có quyền sở hữu đối với bài hát hay bài thơ đó hay mình tự làm một bình gốm sứ thì mình là chủ sở hữu bình gốm sứ đó.

+ Do được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác

Đối với những tài sản có được do chuyển quyền sở hữu như mua bán, tặng cho, trao đổi thì sau khi hai bên thực hiện xong giao dịch mình có quyền sở hữu đối với tài sản đó. Chủ sở hữu cũng được xác lập quyền sở hữu dựa vào bản án, quyết định Tòa án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ: Khi Bên A và bên B tranh chấp nhau một thửa đất, Tòa án xét xử và ra bản án mảnh đất thuộc quyền sở hữu bên A, lúc này bên A sẽ là chủ sở hữu của mảnh đất đó.

+ Thu hoa lợi, lợi tức

Chủ sở hữu xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức sinh ra từ tài sản thuộc sở hữu của mình.

+ Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến

Chủ sở hữu được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản mới được tạo thành do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến. Ví dụ: Từ nguyên liệu bột năng của mình sau khi tự chế biến, nấu chín tạo ra một chiếc bánh thì mình được xác lập quyền sở hữu đối với chiếc bánh đó.

+ Được thừa kế

Di sản thừa kế được chia theo đúng trình tự, thủ tục quy định pháp luật thừa kế như chia theo di chúc, hay chia theo pháp luật thì người thừa kế được xác lập quyền sở hữu đối với phần di sản mà mình được nhận thừa kế đó.

Quyền sở hữu tài sản
Quyền sở hữu tài sản

+ Người chiếm hữu không có pháp luật nhưng ngay tình đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên khi đáp ứng đủ các điều kiện luật định sẽ được xác lập quyền sở hữu.

+ Người chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản theo quy định Điều 236 của Bộ luật dân sự năm 2015 và các trường hợp khác do luật quy định.

Trên đây là ý kiến tư vấn của công ty Luật Nguyễn Hà. Hy vọng với ý kiến tư vấn trên, Quý khách hàng sẽ có hướng giải quyết vấn đề của mình một cách tốt nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào chưa rõ cần hỗ trợ, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 số: 1900.6590 để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan bạn đọc tham khảo.    Trân trọng!