Theo quy định Điều 134 Bộ luật dân sự năm 2015 thì đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Bộ luật dân sự năm 2015 đã chia người đại diện theo pháp luật thành hai loại: Người đại diện theo pháp luật của cá nhân và người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.

Theo quy định Điều 136 Bộ luật dân sự năm 2015 thì người Đại diện theo pháp luật của cá nhân được xác định dựa trên những cơ sở sau:

+ Theo quan hệ huyết thống: Cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật đối với con chưa thành niên, quan hệ đại diện có tính chất đương nhiên.

+ Theo quan hệ giám hộ giữa người giám hộ với người được giám hộ. Người giám hộ đương nhiên gồm những người có quan hệ gia đình với nhau hoặc giám hộ cử. Đối với người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện theo pháp luật là người giám hộ do Tòa án chỉ định.

+ Theo chỉ định của Tòa án: Người nào được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật thì người đó sẽ là người đại diện theo pháp luật nếu không xác định được người đại diện là cha, mẹ đối với con chưa thành niên, người giám hộ với người được giám hộ.

+ Trường hợp người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì Tòa án sẽ chỉ định người đại diện cho những người này.

Theo quy định Điều 137 Bộ luật dân sự năm 2015 thì đại diện theo pháp luật của pháp nhân được xác định như sau:

+ Theo Điều lệ của pháp nhân: Người nào được pháp nhân chỉ định trong Điều lệ là người đại diện theo pháp luật thì người đó sẽ là người đại diện.

Đại diện theo pháp luật
Đại diện theo pháp luật

+ Theo quy định của pháp luật: Pháp luật quy định người nào là người đại diện theo pháp luật thì người đó là người có quyền đại diện. Thường quy định đối với pháp nhân là cơ quan Nhà nước, người đại diện là người được bổ nhiệm theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

+ Theo quyết định của Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng: Trường hợp cá nhân không có năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên .. mà không có người đại diện trong quan hệ tố tụng thì Tòa án sẽ chỉ định người đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích cho người này.

Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140 và Điều 141 của Bộ luật dân sự năm 2015.

Trên đây là bài viết của Công ty Luật Nguyễn Hà quý bạn đọc vẫn còn vướng mắc về lĩnh vực của mình xin liên hệ với đội ngũ luật sư của chúng tôi qua hệ thống tổng đài tư vấn pháp luật 19006590 để được tư vấn pháp luật miễn phí.

Bài viết liên quan xem tại đây.

>> Tư vấn luật miễn phí >> Luật sư tư vấn luật miễn phí >> Tổng đài tư vấn luật trực tuyến Trân trọng.