Căn cứ Điều 335 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về bảo lãnh như sau: Bảo lãnh là việc người thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.
Quy định về phạm vi bảo lãnh:
+ Phạm vi bảo lãnh là giới hạn nghĩa vụ ràng buộc giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. Bên bảo lãnh có thể cam kết thực hiện bảo lãnh một phần nghĩa vụ hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.
+ Bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình đối với bên nhận bảo lãnh bao gồm các nghĩa vụ sau: Tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại do vi phạm, tiền lãi phải chịu do chậm trả, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
+ Về nguyên tắc, bảo lãnh là một biện pháp bảo đảm mang tính đối nhân nhưng với mục đích nâng cao tinh thần trách nhiệm bên bảo lãnh, pháp luật cho phép các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản trong quan hệ bảo lãnh để ràng buộc tính chất tác động, dự phòng, dự phạt
+ Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.
Bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình.
Các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ. Khi xảy ra trường hợp đó, bên nhận bảo lãnh mới có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ.
Bên nhận bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi nghĩa vụ chưa đến hạn.
Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh.
Trên đây là ý kiến tư vấn của công ty Luật Nguyễn Hà. Hy vọng với ý kiến tư vấn trên, Quý khách hàng sẽ có hướng giải quyết vấn đề của mình một cách tốt nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào chưa rõ cần hỗ trợ, Quý khách hàng vui lòng liên hệ
Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 số: 1900.6590 để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Bạn đọc xem thêm tại đây
- Tư vấn luật dân sự
- Tư vấn luật hình sự
- Tư vấn luật đất đai
- Tư vấn luật hôn nhân
- Tư vấn luật doanh nghiệp
Trân trọng!