Tài sản hình thành trong tương lai gồm những tài sản nào? Một số nội dung về tài sản hình thành trong tương lai cần biết?

Nội dung câu hỏi:

Theo quy định pháp luật thì tài sản hình thành trong tương lai bao gồm những tài sản nào?

Luật sư tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Bộ phận tư vấn pháp luật của công ty Luật Nguyễn Hà. Với thắc mắc của bạn, công ty chúng tôi xin đưa ra nội dung tư vấn như sau:

Theo quy định Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 thì tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Theo quy định Điều 108 Bộ luật dân sự năm 2015, Khoản 2 Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 163/2006/NĐ-CP giao dịch bảo đảm thì tài sản hình thành trong tương lai là những tài sản sau: Tài sản chưa được hình thành, Tài sản đã hình thành nhưng chưa được chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch, Tài sản được hình thành từ vốn vay, Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm, Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật. Tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất.

Tài sản hình thành trong tương lai cũng có thể được sử dụng làm tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định Điều 295 bộ luật dân sự năm 2015.

Khi áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai thì sẽ được thực hiện theo quy định khoản 4 Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 163/2006/NĐ-CP giao dịch bảo đảm như sau:

Tài sản hình thành trong tương lai
Tài sản hình thành trong tương lai

 + Khi bên bảo đảm có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai thì bên nhận bảo đảm có các quyền đối với một phần hoặc toàn bộ tài sản đó. Đối với tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu mà bên bảo đảm chưa đăng ký thì bên nhận bảo đảm vẫn có quyền xử lý tài sản khi đến hạn xử lý.

+ Trong trường hợp tài sản hình thành trong tương lai bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ dân sự thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ kết quả xử lý tài sản bảo đảm để thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người mua, người nhận tài sản ngay khi có kết quả xử lý tài sản bảo đảm.

Trên đây là ý kiến tư vấn của công ty Luật Nguyễn Hà. Hy vọng với ý kiến tư vấn trên, Quý khách hàng sẽ có hướng giải quyết vấn đề của mình một cách tốt nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào chưa rõ cần hỗ trợ, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 số: 1900.6590 để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.

Trân trọng!