Thế nào là ly hôn có yếu tố nước ngoài?
Ly hôn có yếu tố nước ngoài là:- Vụ án ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam hoặc người không quốc tịch nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam.
- Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam nhưng một trong hai vợ chồng đang sinh sống, làm việc hay học tập ở nước ngoài hoặc tài sản ở nước ngoài.
Thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn có yêu tố nước ngoài?
- Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi bị đơn cư trú nếu bị đơn có nơi cư trú tại Việt Nam.
- Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương nơi nguyên đơn cư trú nếu bị đơn không có nơi cư trú tại Việt Nam.
- Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi nguyên đơn hoặc bị đơn cư trú theo thỏa thuận của hai bên (trong trường hợp thuận tình ly hôn).
- Mẫu đơn ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài
- Mẫu đơn thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài
- Thủ tục ly hôn mới nhất
- Dịch vụ ly hôn - Luật sư hôn nhân và gia đình
Hồ sơ để thực hiện thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài?
Khi thực hiện thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài, bên nguyên đơn (người yêu cầu ly hôn đơn phương) cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:- Đơn khởi kiện ly hôn/ Đơn yêu cầu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
- Giấy chứng nhận kết hôn (bản chính)
- Sổ hộ khẩu (bản sao có công chứng/chứng thực)
- Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu (bản sao có công chứng hoặc chứng thực)
- Giấy khai sinh của con chung (bản sao có công chứng hoặc chứng thực)
- Tài liệu chứng cứ chứng minh tài sản chung (nếu có).
Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài:
- Bước 1: Đương sự hộp hồ sơ về việc ly hôn có yếu tố nước ngoài lên Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
- Bước 2: Sau khi nhận sự phân công của Chánh án tòa án, Thẩm phấn xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo cho đương sự nộp tiền tạm ứng án phí nếu hồ sơ hợp lệ hoặc thông báo đương sự sửa đổi bổ sung hồ sơ nếu cần.
- Bước 3: Đương sự nộp tiền tạm ứng án phí tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Thẩm phán.
- Bước 4: Thẩm phán triệu tập và tiến hành thủ tục theo quy định của pháp luật.
Những lưu ý khi thực hiện thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài.
- Người khởi kiện, người yêu cầu phải ghi đầy đủ họ, tên, địa chỉ, quốc tịch của đương sự ở nước ngoài trong đơn khởi kiện, đơn yêu cầu kèm theo giấy tờ, tài liệu xác thực họ, tên, địa chỉ, quốc tịch của đương sự đó.
- Trường hợp không xác định được địa chỉ của đương sự ở nước ngoài thì người khởi kiện, người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án Việt Nam đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác định địa chỉ của đương sự hoặc có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú hoặc yêu cầu Tòa án Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tuyên bố đương sự mất tích hoặc đã chết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước ngoài hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Các tài liệu gửi từ nước ngoài phải được thực hiện thủ tục hợp thức hóa lãnh sự và dịch thuật.
Án phí ly hôn có yếu tố nước ngoài?
- Trường hợp các bên ly hôn có yêu tố nước ngoài không có tranh chấp về tài sản chung: 300.000 VNĐ
- Trường hợp các bên ly hôn có yếu tố nước ngoài có tài sản chung tranh chấp: án phí theo tỉ lệ tài sản chung tranh chấp.
- Mức thu phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự có yếu tố nước ngoài là 150.000 đồng/hồ sơ.
- Phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự có yếu tố nước ngoài không bao gồm các chi phí khác như: Chi phí giám định, phí công chứng, bưu điện. Các chi phí này sẽ do người yêu cầu ủy thác tư pháp thanh toán theo thực tế phát sinh và theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc gia nhận ủy thác tư pháp về dân sự.
Thời gian giải quyết thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài?
Tại Khoản 2 Điều 476 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau: “2. Thời hạn mở phiên tòa, phiên họp hòa giải được xác định như sau:- a) Phiên họp hòa giải phải được mở sớm nhất là 06 tháng và chậm nhất là 08 tháng, kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý vụ án. Ngày mở lại phiên họp hòa giải (nếu có) được ấn định cách ngày mở phiên họp hòa giải chậm nhất là 01 tháng;
- b) Phiên tòa phải được mở sớm nhất là 09 tháng và chậm nhất là 12 tháng, kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý vụ án. Ngày mở lại phiên tòa (nếu có) được ấn định cách ngày mở phiên tòa chậm nhất là 01 tháng”
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:
- Dịch vụ Ly hôn – Luật sư hôn nhân gia đình
- Thủ tục ly hôn giữa người Việt Nam với người Việt Nam
- Thủ tục ly hôn đơn phương
- Thủ tục ly hôn với người nước ngoài – có yếu tố nước ngoài
- Mẫu đơn ly hôn chung
- Mẫu đơn thuận tình ly hôn
- Mẫu đơn ly hôn đơn phương
- Mẫu đơn thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài
- Mẫu đơn ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài