Giải thể doanh nghiệp là một trong các cách thức chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp. Có rất nhiều lý do mà khách hàng nghĩ tới việc chấm dứt hoạt động của công ty. Một trong các lý do thường đưa ra nhiều nhất là việc kinh doanh của khách hàng không đem lại hiệu quả. Nhiều khách hàng đặt ra câu hỏi “nếu tôi không thực hiện giải thể hoặc các cách khác để chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp thì có sao không? Hay nếu phải giải thể doanh nghiệp trình tự, thủ tục sẽ phải làm như thế nào? Có phải chịu nhiều chi phí không?”
Những thắc mắc này sẽ được các Luật sư, chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Nguyễn Hà tư vấn và giải quyết triệt nhằm: tiết kiệm thời gian- tiết kiệm chi phí cho khách hàng.
1. Lý do cần thiết thực hiện giải thể doanh nghiệp
Giải thể công ty là cách thức chấm dứt tồn tại hoạt động của công ty. Nếu công ty muốn chấm dứt hoạt động mà không làm thủ tục giải thể thì sẽ dẫn đến nhiều hệ quả pháp lý về thuế, về quyền hạn của chủ sở hữu công ty. Bởi lẽ, về mặt pháp lý doanh nghiệp không thể tự “chết” – nói cách khác không thể tự chấm dứt hoạt động mà phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do vậy, khi doanh nghiệp không còn hoạt động thì nên thực hiện thủ tục giải thể theo đúng quy định của pháp luật.
2. Điều kiện, trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp:
- Điều kiện giải thể
Theo quy định pháp luật hiện hành, Doanh nghiệp bị giải thể theo ý chí của chủ sở hữu khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
+ Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
+ Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
+ Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
- Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp:
- Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp;
- Thành lập tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp;
- Gửi quyết định giải thể và biên bản họp, phương án giải quyết nợ (nếu có) đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động, chủ nợ, người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
+ Đăng quyết định giải thể lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
+ Niêm yết quyết định tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
- Thực hiện thanh toán toàn bộ các khoản nợ, chi phí giải thể doanh nghiệp.
- Gửi đề nghị giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
-
Cơ quan đăng ký kinh doanh giải quyết việc giải thể khi:
+ Nhận được quyết định giải thể mà không có sự phản đối nào của các bên liên quan trong thời gian 180 ngày;
+ Nhận được hồ sơ giải thể bao gồm: Thông báo về giải thể doanh nghiệp; Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có); Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có); Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Liên hệ với công ty Luật Nguyễn Hà:
Trên đây là các bước cơ bản để tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp. Nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thủ tục giải thể và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn thủ tục giải thể doanh nghiệp, khách hàng vui lòng liên hệ đến công ty Luật Nguyễn Hà để được tư vấn – hỗ trợ - giải đáp một cách nhanh nhất.
Công ty Luật Nguyễn Hà tại địa chỉ: Phòng 507,Tòa nhà N02, Ngõ 84 phố chùa láng, Đống Đa,Hà Nội.
Hoặc khách hàng có thể liên hệ qua tổng đài: 19006590 để được Luật sư tư vấn miễn phí.
Email liên hệ: l[email protected]
Trân trọng cảm ơn quý khách hàng đã sử dụng dịch vụ !